CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CƠ ĐIỆN VIỆT NAM
Address: 6th floor, Viet A building, No. 9, Duy Tan street, Cau Giay, Ha Noi
Phòng sạch đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp yêu cầu môi trường kiểm soát nghiêm ngặt như dược phẩm, thực phẩm, điện tử và y tế. Việc thiết kế thi công phòng sạch đạt chuẩn không chỉ đảm bảo hiệu quả vận hành mà còn giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm. Trong bài viết này, hãy cùng Mec-VietNam tìm hiểu chi tiết về quy trình, tiêu chuẩn và lợi ích khi đầu tư phòng sạch đúng chuẩn.
Phòng sạch hay còn gọi là Cleanroom, đây là không gian có sự kiểm soát nghiêm ngặt về bụi, vi khuẩn, nhiệt độ, áp suất và độ ẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật của các ngành công nghiệp sản xuất.
Khi thiết kế thi công phòng sạch cần đảm bảo các yếu tố: nhiệt độ, áp suất và bụi bẩn trong không khí. Để đảm bảo các điều kiện liên quan đến môi trường trong quy trình sản xuất dựa trên TCVN 8664:2011. Đặc biệt phải tuân thủ theo các quy định của bộ y tế và các tổ chức chuyên môn hóa như ISO.
Phòng sạch cần đảm bảo các yếu tố nhiệt độ, áp suất và bụi bẩn có trong không khí
Dưới đây là các lĩnh vực áp dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất:
Dược phẩm, y tế: Sản xuất vaccine, thuốc và các thiết bị vô trùng.
Thực phẩm: Giúp kiểm soát vi sinh vật và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Điện tử, bán dẫn: Giúp ngăn chặn bụi bẩn và tĩnh điện gây hư hỏng linh kiện.
Tiêu chuẩn thiết kế thi công phòng sạch cần đáp ứng các thông số, kỹ thuật như: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và mật độ bụi có trong không khí. Việc nắm rõ tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất vận hành và tuân thủ các quy định quốc tế.
Federal Standard 209E (1992) là tiêu chuẩn giúp xác định mức độ sạch của không khí trong phòng sạch thông qua việc đếm số lượng hạt bụi lơ lửng. Mặc dù hiện nay đã có tiêu chuẩn ISO thay thế, nhưng FED-STD-209E vẫn là nền tảng trong thi công thiết kế phòng sạch trong nhiều thập kỷ qua.
Bảng giới hạn bụi trong tiêu chuẩn của Federal Standard 209 E (1992)
Tên loại | Các giới hạn | ||||||||||
≥ 0,1 µm | ≥ 0,2 µm | ≥ 0,3 µm | ≥ 0,5 µm | ≥ 5,0 µm | |||||||
Đơn vị | Đơn vị | Đơn vị | Đơn vị | Đơn vị | |||||||
SI | English | m3 | ft3 | m3 | ft3 | m3 | ft3 | m3 | ft3 | m3 | ft3 |
1 | 350 | 9,91 | 75,7 | 2,14 | 30,9 | 0,875 | 10 | 0,283 | |||
1,5 | 1 | 1.240 | 35 | 265 | 7,5 | 106 | 3 | 35,3 | 1 | ||
2 | 3.500 | 99,1 | 757 | 21,4 | 309 | 8,75 | 100 | 2,83 | |||
2,5 | 10 | 12.400 | 350 | 2.650 | 75 | 1.060 | 30 | 353 | 10 | ||
3 | 35.000 | 991 | 7.570 | 214 | 3.090 | 87,5 | 1.000 | 28,3 | |||
3,5 | 100 | 26.500 | 750 | 10.600 | 300 | 3.530 | 100 | ||||
4 | 75.700 | 2140 | 30.900 | 875 | 10.000 | 283 | |||||
4,5 | 1.000 | 35.300 | 1.000 | 247 | 7 | ||||||
5 | 100.000 | 2.830 | 618 | 17,5 | |||||||
5,5 | 10.000 | 353.000 | 10.000 | 2.470 | 70 | ||||||
6 | 1.000.000 | 28.300 | 6.180 | 175 | |||||||
6,5 | 100.000 | 3.530.000 | 100.000 | 24.700 | 700 | ||||||
7 | 10.000.000 | 283.000 | 61.800 | 1.750 |
Tiêu chuẩn ISO 14644-1 là tiêu chuẩn hiện đại, phổ biến nhất hiện nay, được dùng để đánh giá và kiểm soát độ sạch không khí trong phòng sạch. Tiêu chuẩn ISO 14644-1 đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn, chất lượng và tuân thủ pháp lý cho nhiều ngành công nghiệp.
Bảng giới hạn hàm lượng bụi trong tiêu chuẩn ISO 14644-1
Số phân loại (N) | Giới hạn nồng độ cực đại (hạt/m3 không khí) với các hạt có kích thước bằng và lớn hơn kích thước đã biết được nêu ra dưới đây | |||||
0,1 μm | 0,2 μm | 0,3 μm | 0,5 μm | 1 μm | 5 μm | |
Cấp 1 | 10 | 2 | ||||
Cấp 2 | 100 | 24 | 10 | 4 | ||
Cấp 3 | 1 000 | 237 | 102 | 35 | 8 | |
Cấp 4 | 10 000 | 2 370 | 1 020 | 352 | 83 | |
Cấp 5 | 100 000 | 23 700 | 10 200 | 3 520 | 832 | 29 |
Cấp 6 | 1 000 000 | 237 000 | 102 000 | 35 200 | 8 320 | 293 |
Cấp 7 | 352 000 | 83 200 | 2 930 | |||
Cấp 8 | 3 520 000 | 832 000 | 29 300 | |||
Cấp 9 | 35 200 000 | 8 320 000 | 293 000 |
Tiêu chuẩn GMP tên tiếng Anh là Good Manufacturing Practice, trong thiết kế thi công phòng sạch là một bộ nguyên tắc bắt buộc nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất trong môi trường vệ sinh, kiểm soát nghiêm ngặt và an toàn tuyệt đối. GMP được áp dụng rộng rãi trong các ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế và sinh học. Phòng sạch theo tiêu chuẩn GMP cần đảm bảo các yếu tố sau:
Không gian thoáng: Khu vực xưởng sản xuất, khu vực chế biến thực phẩm cần đảm bảo sự thông thoáng, đáp ứng các yêu cầu về an toàn.
Kiểm soát quy trình tổng vệ sinh: Cần đảm bảo quy trình vệ sinh nhà xưởng, xử lý chất thải, hóa chất nguy hại và đồ dùng cá nhân được an toàn.
Kiểm soát về nguồn nhân lực: Tất cả nhân lực làm việc tại phòng sạch cần đảm bảo về sức khỏe, tuyệt đối không tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm, giữ vệ sinh cá nhân theo đúng quy định của phòng sạch.
Dưới đây là những công nghệ và thiết bị quan trọng thường được sử dụng trong phòng sạch hiện đại:
Đây là thiết bị quan trọng giúp loại bỏ bụi bẩn và vi sinh vật trong không khí. Bộ lọc HEPA có khả năng lọc 99.97% các hạt có kích thước ≥ 0.3 micron, trong khi ULPA lọc được cả những hạt siêu nhỏ đến 0.12 micron với hiệu suất lên tới 99.9995%. Nhờ đó, môi trường trong phòng sạch luôn được duy trì ở mức độ tinh khiết cao.
Hệ thống lọc không khí (HEPA/ULPA Filter)
FFU là thiết bị kết hợp giữa quạt và bộ lọc không khí HEPA hoặc ULPA. Chúng thường được lắp đặt trên trần để tạo ra luồng khí sạch theo chiều một hướng, đảm bảo độ sạch đồng đều trong toàn bộ không gian phòng. Đây là giải pháp phổ biến cho các phòng sạch yêu cầu cao như trong sản xuất vi mạch và thiết bị y tế.
FFU (Fan Filter Unit)
Hệ thống HVAC có vai trò điều hòa nhiệt độ, độ ẩm và áp suất trong phòng sạch. Nhờ hệ thống này, môi trường bên trong luôn được giữ ổn định, phù hợp với yêu cầu sản xuất. HVAC thường bao gồm điều hòa trung tâm, ống gió, cảm biến và bộ điều khiển, hoạt động liên tục để tạo ra điều kiện tối ưu.
Hệ thống HVAC
Air Shower được đặt tại lối vào phòng sạch, có chức năng loại bỏ bụi bẩn bám trên người và quần áo nhân viên. Thiết bị sử dụng các vòi phun khí tốc độ cao để thổi sạch bụi trước khi người hoặc vật dụng được đưa vào không gian sạch, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân ô nhiễm.
Air Shower
Pass Box là thiết bị được sử dụng để chuyển vật tư hoặc thiết bị giữa các khu vực có cấp độ sạch khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến môi trường phòng sạch. Một số loại được trang bị thêm đèn UV và hệ thống khóa liên động để đảm bảo an toàn và tránh nhiễm chéo.
Pass Box
Vật liệu chính dùng để xây dựng tường và trần phòng sạch là các tấm panel EPS, PU hoặc Rockwool. Bề mặt các tấm panel được phủ tôn kẽm hoặc inox, nhẵn mịn, chống bám bụi và dễ lau chùi. Thiết kế này không chỉ giúp đảm bảo độ sạch mà còn tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho công trình.
Tường và trần panel phòng sạch
Sàn phòng sạch thường sử dụng vật liệu như vinyl chống tĩnh điện hoặc epoxy liền mạch. Những loại sàn này có khả năng chống trơn trượt, dễ vệ sinh và giúp giảm tích tụ điện tích, rất phù hợp cho các môi trường yêu cầu cao về an toàn như trong sản xuất linh kiện điện tử.
Sàn phòng sạch
Để đảm bảo phòng sạch luôn hoạt động hiệu quả, các thiết bị giám sát như máy đo hạt bụi, cảm biến nhiệt độ – độ ẩm và đồng hồ đo chênh áp được sử dụng. Những thiết bị này giúp kiểm tra chất lượng môi trường theo thời gian thực, từ đó kịp thời điều chỉnh khi có sự cố xảy ra.
Khi thiết kế thi công phòng sạch cần đảm bảo đúng quy trình và tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO/GMP, để đảm bảo vận hành ổn định, tránh rủi ro phát sinh sau khi đi vào hoạt động. Dưới đây là quy trình thiết kế thi công phòng sạch, được áp dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm, điện tử, thực phẩm và y tế.
Cần thiết kế thi công phòng sạch theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn sản xuất và chất lượng sản phẩm
Bước 1: Tiếp nhận các yêu cầu của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Đơn vị thi công sẽ tiến hành khảo sát vị trí, đo đạc các thông số theo các tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch và đưa ra các phương án sơ bộ.
Bước 2: Dựa theo các yêu cầu của đơn vị sản xuất mà đưa ra các tính toán về diện tích, cơ cấu và mức độ lưu thông không khí… Bản vẽ thi công thiết kế phòng sạch cần đầy đủ các dữ liệu về cơ cấu và vị trí thiết bị lắp đặt theo yêu cầu và mục đích sử dụng phòng sạch.
Bước 3: Sau khi thống nhất về bản vẽ thiết kế thi công phòng sạch, đơn vị thi công sẽ tiến hành xây dựng, lắp đặt nhà xưởng và các trang thiết bị theo bản vẽ kỹ thuật. Các bước thi công lắp đặt đều được các kỹ sư và chuyên gia thi công phòng sạch giám sát để đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế và thi công.
Bước 4: Sau khi đơn vị thi công hoàn thiện, sẽ tiến hành nghiệm thu thiết kế thi công phòng sạch. Sau khi nghiệm thu sẽ tiến hàng đưa vào sử dụng, hoạt động sản xuất.
Bước 5: Định kỳ tiến hành bảo trì, bảo dưỡng phòng sạch theo cam kết giữa 2 bên. Để đảm bảo quá trình sau thiết kế thi công phòng sạch luôn đạt chuẩn và nâng cao tuổi thọ sử dụng của phòng sạch.
Dưới đây là các yêu cầu quan trọng cần tuân thủ khi thiết kế và thi công phòng sạch, giúp đảm bảo công trình đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14644, GMP, WHO, FDA, phù hợp với từng ngành sản xuất như dược phẩm, điện tử, thực phẩm, y tế hay phòng thí nghiệm.
Nhân viên thi công phòng sạch cần được trang bị đồ bảo hộ lao động: mũ, khẩu trang, quần áo, gang tay… theo quy định an toàn trong thi công thiết kế phòng sạch.
Đơn vị thi công phòng sạch cần chuẩn bị đầy đủ các vật tư cũng như các thiết bị máy móc hỗ trợ, cũng như các phụ kiện cần thiết. Đảm bảo thi công theo bản vẽ và không bị gián đoạn quá trình thi công, xây dựng.
Cần thực hiện nghiêm các quy định trước khi thi công thiết kế theo quy định an toàn khi thi công thiết kế phòng sạch
Khi thiết kế thi công phòng sạch cần lưu ý các điểm sau để đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch:
Vị trí và kích thước cần theo như bản vẽ đã được 2 bên đồng thuận
Hàm lượng bụi tùy thuộc vào yêu cầu cấp độ phòng sạch đạt theo tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch.
Các chỉ số về ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ có thể tùy chỉnh được và được kiểm soát nghiêm ngặt theo từng ngành sản xuất. Giúp đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm.
Khi thi công thiết kế phòng sạch cần đáp ứng được các yêu cầu khắt khe được quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế phòng sạch. Chính vì thế, đơn vị thi công cần thực hiện đúng quy trình và tiêu chuẩn, giúp phòng sạch luôn chất lượng và đảm bảo trong sản xuất cho các doanh nghiệp.
Báo giá thiết kế thi công phòng sạch mới nhất hiện dao động tùy theo quy mô công trình, vật liệu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật của từng ngành nghề. Chi phí thi công thường nằm trong khoảng 850.000 – 1.500.000 VNĐ/m² cho hạng mục cơ bản như vách panel, trần, hệ thống lọc khí, sàn vinyl, và thiết bị phụ trợ như FFU, Hepa Box, Air Shower… Ngoài ra, phí thiết kế bản vẽ kỹ thuật dao động từ 150.000 – 250.000 VNĐ/m². Đơn giá có thể thay đổi theo vị trí địa lý, tiêu chuẩn (GMP, ISO, EU GMP…) và mức độ phức tạp của công trình.
Để có báo giá chính xác, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Mec - Việt Nam chúng tôi qua hotline: 0945.762.386 để được khảo sát, tư vấn và báo giá chi tiết theo thực tế.
MEC - Việt Nam là đơn vị thiết kế thi công phòng sạch hàng đầu hiện nay. Với nhiều năm hoạt động trong nghề, được các nhà máy sản xuất thiết bị y tế, dược phẩm và linh kiện điện tử lựa chọn làm đơn vị thi công và thiết kế phòng sạch.
MEC - Việt Nam đơn vị thiết kế thi công phòng sạch hàng đầu hiện nay
Các hạng mục xây dựng phòng sạch của Mec - Việt Nam luôn đảm bảo các tiêu chuẩn ISO, GMP… giúp các chủ đầu tư an tâm trong sản xuất. Đồng thời không ngừng phấn đấu để các công trình đạt chất lượng cao, cũng mang đến dịch vụ tư vấn và chăm sóc tối ưu các giải pháp phòng sạch cho quý khách hàng.
Trên đây là các thông tin về quy trình và quy chuẩn trong thiết kế thi công phòng sạch. Việc thi công phòng sạch cần đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn cũng như quy trình thi công để các sản phẩm được sản xuất với chất lượng cao. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với MEC - Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.