Mác bê tông là gì? Bảng tra mác bê tông và cấp độ bền bê tông

Mác bê tông là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với ngành xây dựng tuy nhiên lại khá lạ lẫm nếu bạn không phải là người trong ngành. Để giúp bạn hiểu kỹ hơn về mác bê tông, chúng tôi sẽ cung cấp mọi thông tin về cấp độ và bảng tra mác bê tông cụ thể nhất.

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là ký hiệu của bê tông theo đúng tiêu chuẩn của Việt Nam. Mác bê tông là cường độ chịu nén của những mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15x15x15cm và được bảo trì trong điều kiện tiêu chuẩn suốt 28 ngày. Chúng có đơn vị tính là kg/cm2.

Mác bê tông được phân loại thành: M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500,... Hiện nay, với những chất liệu phụ gia mới thì có thể sản xuất được bê tông M1000 – M1500. Đối với các dự án thông thường như nhà ở, trường học, bệnh viện thì sẽ sử dụng bê tông 250. Còn đối với nhà cao tầng thì sử dụng mác lớn hơn.

Cấp độ bền bê tông là gì?

Theo tiêu chuẩn của ngành xây dựng Việt Nam thì hiện nay ký hiệu bê tông đã được chuyển từ M sang B – đó chính là độ bền của bê tông. Cấp độ bền của bê tông được xác định bằng quả nén mẫu hình trụ. Có nghĩa là thqay vì dùng mẫu hình lập phương thì người ta dùng mẫu hình trụ sau đó nén để cho ra cường độ chịu nén.

Cường độ chịu nén của bê tông là gì?

Cường độ chịu nén là ứng suất nén phá hủy của bê tông. Cường độ này được tính bằng lực tác động trên 1 đơn vị diện tích (kg/cm2 hoặc N/mm2). Trong xây dựng thì chỉ cần chú ý tới cường độ nén của bê tông còn cường độ chịu nén thường không được chú ý nhiều.

Cấp phối bê tông

Cấp phối bê tông được tính bằng tỷ lệ giữa các thành phần vật liệu xây dựng như xi măng, đá, cát/m3 bê tông. Cấp phối bê tông phụ thuộc vào kích thước cốt liệu, phụ gia, chất kết dính và mác bê tông. Cấp phối bê tông được quy định trong định mức dự toán của vật liệu theo mác bê tông.

Cấp phối bê tông mác 150, 200, 250 theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng

Dưới đây là bảng định mức cấp phối bê tông mác mà bạn có thể tham khảo:

Mác bê tông

Xi măng (Kg)

Cát vàng (m3)

Đá 1x2 (m3)

Nước (lít)

150

288.02

0.5

0.913

185

200

350.55

0.48

0.9

185

250

415.12

0.46

0.88

185

 Những yếu tố ảnh hưởng tới cấp phối bê tông

Những yếu tố ảnh hưởng đến cấp phối bê tông chính là nước (quá ít nước sẽ khiến bê tông bị khô hoặc nhiều nước quá sẽ khiến bị loãng lám hỗn hợp lâu kết dính). Chính vì thế, các công ty sản xuất bê tông đều thực hiện trộn bằng máy để có tỷ lệ vừa đú giúp hỗn hợp đồng nhất và mang lại hiệu quả cao hơn.

Quy định về lấy mẫu bê tông

Tại Việt Nam, quy định về lấy mẫu bê tông như sau:

  • Đối với bê tông thương phẩm thì ứng với mỗi mẻ vận chuyển trên xe (khoảng 6÷10 m³) phải lấy một tổ mẫu, tại hiện trường công trình trước khi đổ bê tông vào khuôn;
  • Trường hợp đổ bê tông kết cấu đơn chiếc, khối lượng ít (<20 m³) thì lấy một tổ mẫu;
  • Đối với kết cấu khung và các loại kết cấu mỏng (cột, dầm, bản, vòm...) thì cứ 20 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu;
  • Đối với bê tông móng máy khối lượng khoang đổ (phân khu bê tông) > 50 m³ thì cứ 50 m³ bê tông lấy một tổ (nếu khối lượng bê tông móng máy ít hơn 50 m³ vẫn phải lấy một tổ);
  • Các móng lớn, thì cứ 100 m³ lấy một tổ mẫu, nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho mỗi khối móng;
  • Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, sân bay,..) thì cứ 200 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu (nhưng nếu khối lượng < 200 m³ thì vẫn phải lấy một tổ).
  • Đối với bê tông khối lớn:
  • Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) ≤ 1000 m³ thì cứ 250 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu
  • Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) > 1000 m³ thì cứ 300 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.

Cấp phối mác vữa bê tông

Dưới đây là bảng cấp phối mác bê tông mà bạn có thể tham khảo:

Cấp phối mác bê tông theo PC30

oại bê tông

Xi măng PC30 (Kg)

Cát vàng (m3)

Đá (m3)

Nước (lít)

Bê tông mác 100 đá 4x6

200

0.53

0.94

170

Bê tông mác 150 đá 4x6

257

0.51

0.92

170

Bê tông mác 150 đá 1x2

288

0.50

0.91

189

Bê tông mác 200 đá 1x2

350

0.48

0.89

189

Bê tông mác 250 đá 1x2

415

0.45

0.9

189

Bê tông mác 300 đá 1x2

450

0.45

0.887

176

Bê tông mác 150 đá 2x4

272

0.51

0.91

180

Bê tông mác 200 đá 2x4

330

0.48

0.9

180

Bê tông mác 250 đá 2x4

393

0.46

0.887

180

Bê tông mác 300 đá 2x4

466

0.42

0.87

185

Bảo dưỡng bê tông

Sau khi kết thúc quá trình đổ bê tông thì giai đoạn bảo dưỡng cần được thực hiện nghiêm ngặt nhất để đảm bảo hiệu quả và độ bền của công trình. Bảo dưỡng bê tông cần đảm bảo 2 yếu tố:bê tông không bị mất nước nhanh gây nứt và tránh sự rung độ phá vỡ liên kết của bê tông.

Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp bảo dưỡng bê tông sau:

  • Tránh tác động mạnh lên cốp pha.
  • Đảm bảo độ khít của cốp pha để ngăn tình trạng chảy nước của bê tông.
  • Nên phủ lên bê tông 1 lớp nilon mỏng để hạn chế sự bốc hơi nước.
  • Phun nước giữ ẩm cho bê tông.

Bảng tra mác bê tông và cấp độ bền của bê tông

Dưới đây là bảng tra mác bê tông và cấp độ bền của bê tông cụ thể nhất:

Độ sụt của bê tông

Độ sụt của bê tông chính là độ dẻo và tính dễ chảy của bê tông. Độ sụt phụ thuộc vào các biện pháp thi công bê tông như bơm cần hoặc bơm tĩnh, bê tông móng, bê tông cột.

Công thức trộn bê tông đúng mác bê tông theo tỷ lệ mà bạn chưa biết

Để bê tông đạt được chất lượng tốt nhất thì bạn cần trộn bê tông theo đúng tỷ lệ tiêu chuẩn như sau:

  • Bê tông Mac 100: 320kg xi măng + 1060 lít cá + 260 lít nước thì ta có tỷ lệ trộn là: 6,4 bao xi măng + 1060 lít cát + 260 lít nước tương đương với 1 bao xi măng: 165.6 lít cá : 40.6 lít nước.
  • Bê tông mác 200: 1 bao xi + 4 thùng cát + 7 thùng đá.
  • Bê tông mác 250: 1 bao xi + 3,5 thùng cát + 6 thùng đá.
  • Bê tông mác 300: 1 bao xi + 2 thùng cát + 4 thùng đá.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về mác bê tông và những thông số của mác bê tông trong xây dựng. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc! Trân trọng!