CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CƠ ĐIỆN VIỆT NAM
Tầng 6, toà nhà Việt Á, Số 9, đường Duy Tân, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hiện nay, tất cả những công trình nhà xưởng có diện tích lớn, lượng công nhân đông đảo cùng nhiều trang thiết bị máy móc đều đòi hỏi môi trường làm việc phải thông thoáng và lưu thông tốt nhất. Chính vì thế, thi công hệ thống thông gió nhà xưởng công nghiệp đã trở thành giải pháp hữu ích, hiệu quả và tiết kiếm được nhiều chi phí nhất.
Dưới đây là 4 hệ thống thống gió nhà xưởng mà bạn có thể tham khảo.
Lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng giúp:
Hiện nay, các doanh nghiệp đang sử dụng 2 hệ thống thông gió nhà xưởng là hệ thống thông gió trong môi trường điều hòa và hệ thống thông gió tạo sự thông thoáng mát mẻ.
Hiện tại, các nhà xưởng sử dụng hệ thống điều hòa ít bởi chúng tốn kém nhiều chi phí tiêu thụ và đầu tư. Tuy nhiên, do đặc thù môi trường làm việc cần nhiệt độ thấp thì doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống làm lạnh để bảo toàn chất lượng của sản phẩm.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tính toán xây dựng hệ thống thông gió hợp lý để đào thải khí không cần thiết ra ngoài môi trường và đảm bảo không khí trong lành khi làm việc.
Đây là hệ thống thống gió nhà xưởng được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Khi các xưởng, nhà máy cần lấy không khí bên ngoài trong sạch và đảo thải khí độc, bụi bẩn ra bên ngoài. Yêu cầu bắt buộc của hệ thống này là mái tôn của nhà xưởng cần lắp đặt loại cách nhiệt tốt.
Các mẫu hệ thống thông gió nhà xưởng được phân loại theo cách lắp đặt. Các mô hình này sẽ dựa vào sự chuyển động của gió và môi trường làm việc tại xưởng để thiết kế cho phù hợp.
Cơ chế của kiểu thông gió này là thổi không khí sạch vào phòng và đào thải khí ra ngoài qua những khe hở nhờ vào sự chênh lệch của cột áp.
Thông gió kiểu thổi có điểm mạnh là có thể cấp không khí sạch đến nơi cấp thiết, những điểm tụ tập đông người hoặc nơi dư độ ẩm dư nhiệt. Tốc độ gió luân chuyển của hệ thống này rất lớn.
Nhược điểm của phương pháp này là áp suất trong phòng là dương nên gió sẽ thổi tràn ra tất cả các hướng nên có thể sẽ bị tràn vào cả những khu vực không cần thiết, mong muốn.
Hệ thống thông gió kiểu hút cũng có cơ chế hoạt động tương tự như thông gió kiểu thổi. Hút xả không khí ô nhiễm ra ngoài và lấy không khí trong lành vào thông qua sự chênh lệch cột áp.
Ưu điểm của hệ thống này là có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại 1 điểm mà không bị phát tán ra khắp phòng. Lưu lượng gió không quá lớn nhưng lại đạt hiệu quả rất cao.
Nhược điểm của phương pháp này là lượng gió tuần hoàn rất thấp, không khí dễ dàng tràn vào tự do nên rất khó kiểm soát.
Thông gió hài hòa là phương pháp kết hợp cả hút xả lẫn thổi để mang đến hiệu quả cao nhất. Phương pháp này bao gồm các hệ thống quạt thổi và hút, có thể chủ động hút khí ô nhiễm tại vị trí yêu cầu và cấp lượng gió lớn nhất vào những nơi cần thiết.
Ưu điểm của phương pháp này chính là tổng hợp ưu điểm của 2 phương pháp trên. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là giá thành cao hơn và thông gió tương đối chậm.
Đây là phương pháp áp dụng sự chênh lệch cột áp để tiến hành trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời. Cột áp được tạo ra do sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 môi trường do gió tạo nên.
Phương pháp này sẽ sử dụng thông gió ngoại lực bằng hệ thống quạt.
Hệ thống thống gió tổng thể cho toàn bộ dự án hoặc cho cả phòng.
Hệ thống thông gió cho một vị trí đặc biệt hoặc riêng cho những nơi phát sinh nhiều khí độc hại.
Hệ thống này giúp loại bỏ ẩm thừa, nhiệt thừa, các chất độc hại và cung cấp oxy cần thiết cho sinh hoạt của con người.
Hệ thống này sẽ được sử dụng để giải quyết sự cố tại nơi có những hóa chất độc hại. Hệ thống thông gió sẽ thải khí độc ra những nơi đã định sẵn để đảm bảo an toàn cho người làm việc.
Đặc biệt, khi có hỏa hoạn, hệ thống thông gió hoạt động để tạo sức ép dương lên những nơi mà lửa không thể xâm nhập để giúp thoát hiểm dễ dàng. Hệ thống này chỉ hoạt động khi xảy ra sự cố.
Dưới đây là 4 phương pháp xây dựng hệ thống thông gió nhà xưởng hiệu quả, tiết kiệm được nhiều chi phí nhất.
Hệ thống thông gió tự nhiên là mang lại sự thông thoáng cho xưởng bằng cách bố trí các cửa lấy gió một cách hợp lý
Ưu điểm:
Nhược điểm: Phụ thuộc hoàn toàn vào hướng gió, hiệu suất không cao và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Sơ đồ bố trí hệ thống thông gió nhà xưởng
Bố trí lam gió lấy không khí sạch và thải khí bẩn đối xứng nhau để mang lại kết quả tốt nhất. Lam gió phải thiết kế để che được nước mưa. Có thể thiết kế quả cầu thông gió ở mái nhà để tạo sự thông thoáng cho xưởng.
Phương pháp này khá giống phương pháp trên nhưng thay vì lắp lam gió ở 2 đầu thì cần phân chia ra một đầu lấy không khí vào còn một đầu hút không khí ra.
Khi hoạt động hệ thống này, không khí, bụi bẩn trong nhà xưởng sẽ bị hút ra và không khí sạch, gió sẽ theo lam gió hút vào bên trong nhà xưởng.
Theo nghiên cứu, mỗi người sẽ cần tối thiểu khoảng 20m3 không khí trong vòng 1 tiếng. Chính vì thế, tính lưu lượng cần thông gió sẽ bằng công thức: tổng số người x 20m3.
Tính số người làm việc trên m2 sàn = Diện tích/0,7 người/m2 sàn.
Bạn có thể tham khảo thêm ví dụ để dễ hình dung:
- Xưởng có diện tích là: S = 1000m2
- Số nhân công trong xưởng là: 1000/0,7 = 1428 người
- Lưu lượng cần thông gió = 1428 x 20 = 28.560 m3/h
Vì vậy, ta có thể lựa chọn loại quạt hút công nghiệp có lưu lượng thông gió lớn hơn hoặc bằng 28.560 m3/h
Hệ thống thông gió sử dụng kênh dẫn gió hoạt động dựa trên nguyên lý hút không khí sạch từ bên ngoài sau đó thổi qua màng lưới giấy hình tổ ong. Màng lưới này không hấp thu nước, có khả năng lọc bụi và chống ẩm mốc rất tốt.
Không khí sau khi đi qua màng lưới (màng lưới được bơm nước liên tục qua van tự động) sẽ giảm nhiệt độ xuống rất sâu, từ 30 – 50 độ C so với nhiệt độ ngoài môi trường.
Không khí đã được làm mát sẽ thổi liên tục vào xưởng nhờ một moteur quạt và đẩy khí nóng, bụi bẩn, khí độc hại trong xưởng ra bên ngoài. Tạo ra một môi trường sạch, thoáng mát, dễ chịu cho người làm việc. Cự ly gió của phương pháp này khá lớn, lên tới 25m.
Hệ thống thông gió sử dụng kênh dẫn gió sẽ giúp độ ẩm trong phòng tăng lên đáng kể (3 – 5 %). Hệ thống có 3 chế độ gió nên có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Trung bình, 1 hệ thống có thể làm mát khoảng 130m2. Bên cạnh đó, nguyên lý làm mát của hệ thống này còn có nhiều ưu điểm như tiết kiệm điện năng, khử mùi hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường.
Hệ thống thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn rất nhiều so với các phương pháp khác. Ưu điểm lớn nhất của chúng là có chi phí đầu tư, chi phí điện năng tiêu thụ thấp, chỉ khoảng 1/10 so với sử dụng điều hòa.
Số liệu khảo sát trên không gian làm việc 1000 m2 | ||||
Năng suất làm lạnh | Kiểu | Hệ thống làm mát | Hệ thống điều hòa | Hệ thống quạt |
Công suất | 16.000 m3/h | 400.000 Btu/h | 40.000 m3/h | |
Công suất điện | 1,1 kW | 54 kW | 7.1 kW | |
Không gian làm việc | Diện tích ( m2) | 1000 | 1000 | 1000 |
Chiều cao (m) | 4 | 4 | 4 | |
Số lần trao đổi trên giờ | 30 | tuần hoàn | 30 | |
Chỉ số năng lượng tiêu thụ | Tổng số đơn vị lắp đặt | 8 | 2 | 3 |
Tổng điện tiêu thụ (kW) | 8.8 | 108 | 22.5 | |
Tổng điện sử dụng 10h/ngày và 26 ngày/tháng | 27,456 kWh trên năm | 336,960 kWh trên năm | 70,200 kWh trên năm | |
% điện tiêu thụ | 8% | 100% | 21% | |
Sự khác nhau giữa các phương pháp | Đẩy hơi nóng ra và làm mát không khí, làm sạch và cấp gió tươi | Vòng tuần hoàn kín.Trong trường hợp có nhiệt sinh ra thì nó không hiệu quả | Tuần hoàn không khí nhưng không hạ nhiệt độ khi nhiệt độ môi trường tăng |
Nếu hệ thống điều hòa bắt buộc phải làm lạnh cả nhà xưởng mới có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm thì hệ thống làm mát này chỉ cần làm mát tại một số vị trí chỉ định, cần thiết, nơi sinh nhiệt như xưởng in, xưởng cơ khí.
Vậy nên, nếu doanh nghiệp của bạn không yêu cầu môi trường khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm thì hệ thống thông gió kết hợp làm mát là lựa chọn tối ưu nhất.
Vậy hệ thống thông gió nhà xưởng có những ưu điểm gì nổi bật mà được ưa chuộng như vậy? Tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé.
Chi phí đầu tư để có thể lắp đặt một hệ thống thông gió nhà xưởng và chi phí tiêu thụ điện năng của chúng chỉ bằng 1/10 so với chi phí lắp đặt hệ thống máy lạnh.
Bên cạnh đó, cứ sau 2 phút thì lượng không khí sạch sẽ được đưa vào bên trong xưởng. Tùy theo mô hình của xưởng để thiết kế những hệ thống thông gió phù hợp nhất.
Hệ thống thông gió kết hợp làm mát loại 18.000m3/h có thể làm mát khoảng 120 – 150m2. Chính vì thế nếu doanh nghiệp rộng khoảng 1.200 – 1.500m2 thì chỉ cần sử dụng 10 hệ thống loại 18.000m3/h. Nếu doanh nghiệp làm việc 10 tiếng/ngày thì chi phí cho điện năng chỉ khoảng 5 triệu/tháng, tiết kiệm hơn rất nhiều so với sử dụng máy lạnh.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống này là đẩy không khí bẩn ra bên ngoài, khử mùi tốt, tiết kiệm điện năng nên không gây ô nhiễm môi trường.
Thông thường, muốn lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà xưởng rộng 10.000m2 sẽ chỉ mất 1 tháng. Thời gian thi công nhanh sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho nhân công.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng thì nên cân nhắc và lựa chọn những đơn vị thi công uy tín nhất. Sản phẩm cần được đảm bảo chất lượng và có chế độ bảo hành lâu dài.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế, thi công hệ thống thông gió nhà xưởng, MEC-TECH tự hào là một trong những đơn vị cung cấp hệ thống thông gió nhà xưởng chất lượng, uy tín hàng đầu hiện nay. Tất cả sản phẩm của MEC-TECH đều cam kết về chất lượng, chế độ bảo hành lâu dài và có mức giá tốt nhất.
Quý khách có nhu cầu Thiết kế thi công hệ thống thông gió xin vui lòng gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại 0945.762.386 gặp Mr. Trình. Chúng tôi luôn có người hỗ trợ tư vấn 24/24h hoặc gửi email cho chúng tôi theo địa chỉ: info@mec-vietnam.com hoặc trinhbkhn1205@gmail.com
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về hệ thống thông gió nhà xưởng. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!